SAFETYLIT WEEKLY UPDATE

We compile citations and summaries of about 400 new articles every week.
RSS Feed

HELP: Tutorials | FAQ
CONTACT US: Contact info

Search Results

Journal Article

Citation

Quyên BTT. Vietnam J. Public Health 2008; 8(1): 26-31.

Vernacular Title

Một số đặc điểm chấn thương giao thông khi đi xe máy của các nạn nhân đến khám/ điều trị tại trung tâm y tế huyện

Copyright

(Copyright © 2008, Vietnam Public Health Association)

DOI

10.3125/ttcc.v8i1.998

PMID

unavailable

Abstract

Traffic-related injury is a matter of health and social concern in Vietnam, every year tens of thousands of deaths and injuries occur. Traffic injuries also cause loss of property to the victims, their families and create a burden for society. With the aim of contributing to the description of traffic injury situation, and given the initial description of the severity and the cost of loss caused by traffic injuries, this study has conducted in Luong Son district, Hoa Binh province in 2002. This is a retrospective survey described based on the 93 victims of Luong Son district injured when a motorcycle traffic between 1/1/2002-31/12/2002 time to examination / treatment at the District Health Centre (TTYTH) Liangshan within 24 hours. The data were collected based on direct interviews of victims or family, the clinical data are also used to calculate the severity based on standard indicators: ISS, RTS, Triss . Results of the study showed that traffic injuries (CTGT) most occurred in the convenient traffic conditions and road users generally fail to comply with traffic laws. Most of the injuries (CT) are not too serious, CT location mainly head and neck, the most common type of CT CT software. Duration of treatment in health facilities (CSYT) an average of 3.45 days, time off school / work an average of 19.1 days and the average cost for a collision is 2.6 million . The study also shows that the correlation between education (TDHV) and the driver's license, and in particular demonstrated a close relationship between helmet (BH) when CTGT and the position of head and neck injury.


Language: vi

Vernacular Abstract

Chấn thương liên quan đến giao thông đang là vấn đề sức khoẻ, xã hội đáng quan tâm ở Việt Nam, hàng năm có hàng chục ngàn trường hợp tử vong, thương tích xảy ra. Chấn thương giao thông cũng gây nên những mất mát lớn về tài sản cho nạn nhân, gia đình và tạo ra những gánh nặng cho xã hội. Với mục tiêu góp phần mô tả hiện trạng tình hình chấn thương giao thông, đồng thời đưa ra được những mô tả ban đầu về mức độ trầm trọng và những chi phí bị mất đi do chấn thương giao thông gây ra, nghiên cứu này đã được tiến hành tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình năm 2002. Đây là một điều tra mô tả hồi cứu dựa trên 93 nạn nhân người thuộc địa bàn huyện Lương Sơn bị chấn thương giao thông khi đi xe máy trong khoảng thời gian 1/1/2002-31/12/2002 đến khám/điều trị tại Trung tâm Y tế Huyện (TTYTH) Lương Sơn trong vòng 24h. Các số liệu được thu thập dựa trên việc phỏng vấn trực tiếp người bị nạn hoặc người nhà, các số liệu về lâm sàng cũng được sử dụng để tính toán các mức độ trầm trọng dựa trên các chỉ số chuẩn: ISS, RTS, TRISS. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, chấn thương giao thông (CTGT) hầu hết xảy ra trong những điều kiện giao thông thuận lợi và người tham gia giao thông thường không chấp hành đúng luật giao thông. Hầu hết các trường hợp chấn thương (CT) đều không quá trầm trọng, vị trí CT chủ yếu là đầu mặt cổ, loại CT hay gặp nhất là CT phần mềm. Thời gian nằm điều trị tại cơ sở y tế (CSYT) trung bình là 3,45 ngày, thời gian nghỉ học/làm trung bình là 19,1 ngày và chi phí trung bình cho một vụ va chạm là 2,6 triệu đồng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng có mối liên quan giữa trình độ học vấn (TĐHV) và việc có giấy phép lái xe, và đặc biệt là thể hiện rõ có mối liên quan chặt chẽ giữa đội mũ bảo hiểm (BH) khi bị CTGT và vị trí chấn thương đầu mặt cổ.

NEW SEARCH


All SafetyLit records are available for automatic download to Zotero & Mendeley
Print